Hay bị tê chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Tê chân tay là một tình trạng phổ biến mà nhiều người trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng tê chân tay đôi khi là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Từ những vấn đề nhỏ như tư thế không thoải mái đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh lý dây thần kinh hoặc tuần hoàn máu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng nói trên và biết xem được rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì.

Các nguyên nhân của tê chân tay

Thông thường, người lười vận động, giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc có một chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh sẽ dễ dàng khiến tay chân bị tê. Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng có chấn thương, việc này cũng sẽ góp phần gây tê tay chân trong một thời gian ngắn.

Thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi có thể gây ra tình trạng tê tay chân ở một số người, đặc biệt là khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc độ ẩm trong môi trường. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và dây thần kinh. Sự thay đổi thời tiết cũng có thể làm thay đổi áp lực và độ căng của cơ và dây thần kinh, làm tê tay chân. Bên cạnh đó, thời tiết lạnh có thể làm co bóp các cơ bắp và mô liên kết, gây ra cảm giác tê và khó chịu.

Tác dụng phụ bởi thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng tê chân tay. Và hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng mất đi nếu bạn ngưng uống thuốc. Trong trường hợp này, bạn có thể hỏi người kê thuốc hoặc bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp chi tiết hơn.

Vận động sai tư thế

Việc ngồi, nằm sai tư thế hoặc lao động nặng nhọc, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ dễ khiến tay chân có cảm giác tê cứng. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là do các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép quá lâu.

Khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ

Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng tê tay chân. Phụ nữ mang thai thường có xu hướng ít vận động hơn trong những tháng cuối thai kỳ do cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái. Việc ít vận động có thể làm giảm lưu thông máu và gây ra cảm giác tê.

Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu về máu và dưỡng chất của cơ thể mẹ tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu cơ thể không cung cấp đủ máu và dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, việc tê tay chân sẽ thường diễn ra.

Tê chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân thông thường kể trên, thì đôi khi tê chân tay cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác mà bạn cần phải lưu ý.

Thiếu máu não

Bệnh thiếu máu (hay thiếu máu não) có thể là một nguyên nhân khiến cho người bệnh cảm thấy tê chân tay. Khi máu không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất đến các mô và cơ quan trong cơ thể, có thể gây ra các triệu chứng như tê tay chân, đau nhức và cảm giác yếu đuối. Đây thường là do tắc nghẽn hoặc hạn chế tuần hoàn máu đến các vùng cơ bắp và dây thần kinh.

Suy nhược cơ thể

Khi cơ thể yếu đuối hoặc mệt mỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như như căng thẳng, thiếu ngủ, hoặc ốm đau. Chức năng tuần hoàn máu có thể bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng như tê tay và chân. Vì thế bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị suy nhược. Nếu tình trạng tê chân tay kéo dài hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây ra vấn đề về tuần hoàn máu và thần kinh. Điều này làm giảm khả năng cung cấp máu và dưỡng chất đến các cơ bắp và dây thần kinh trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu máu hoặc thần kinh bị tổn thương do tiểu đường sẽ dễ dẫn đến cảm giác tê tay chân. Ngoài ra, tiểu đường còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như tổn thương thần kinh, viêm gan, tăng huyết áp, và các vấn đề về mạch máu. Và những việc này đều có thể gây ra cảm giác tê tay chân.

Thoát vị đĩa đệm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 80% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có triệu chứng tê chân tay. Các triệu chứng cụ thể sẽ là đau nhức vùng đùi, bắp tay và bắp chân tê cứng. Hoặc các đầu ngón tay, ngón tay sẽ xuất hiện cảm giác tê bì. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chất nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí thông thường của nó và tiếp xúc với các dây thần kinh trong cột sống. Điều này dẫn đến việc cảm giác tê bì liên tục trong các vùng chân tay. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như teo cơ hoặc bại liệt toàn thân.

Viêm khớp cột sống

Khi các khớp và các rễ thần kinh bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, cảm giác tê bì ở chân tay sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và có thể gây ra đau nhức ở vùng bị tổn thương. Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, tình trạng này thường diễn ra khi họ phải ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài.

Các cách khắc phục tình trạng tê chân tay

Nếu tình trạng tê chân tay kéo dài hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp đây chỉ là các triệu chứng thông thường, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Thay đổi tư thế: Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc hoặc ngồi để giảm áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu.
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập giãn cơ để giảm căng thẳng và tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp.
  • Tăng cường vận động: Tăng cường việc vận động cơ thể. Thông qua việc tham gia các hoạt động như yoga, đi bộ, hoặc bơi lội để cải thiện tuần hoàn máu.
  • Dùng gối hoặc đệm hỗ trợ: Sử dụng gối hoặc đệm hỗ trợ để duy trì đúng tư thế khi ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tê Nhức Chân Tay Bảo Nguyên để giảm thiểu tình trạng này. Sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện những cơn đau tê nhức an toàn và hiệu quả lâu dài. Hỗ trợ giảm các nguyên nhân gây đau tê nhức. Đồng thời, sản phẩm cũng hỗ trợ bồi bổ can thận, mạnh gân cốt, bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết. Đây là một sự lựa chọn an toàn bởi thành phần chủ yếu từ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Hoàn toàn là những dược liệu an toàn cho người sử dụng.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây Sắc Ngọc Khang đã chỉ ra các nguyên nhân và những bệnh lý mà bạn dễ gặp phải khi có dấu hiệu tê chân tay. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích dành cho bạn. Đừng quên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này trở nên quá nghiêm trọng bạn nhé!

Bình luận