CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

01/11/2022 admin Bình luận đã tắt

Mới đây, Sở Y tế TPHCM xác nhận thành phố đã ghi nhận ca nghi mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam qua quá trình giám sát dịch tễ. Sở Y tế TPHCM cũng cho biết hiện đang phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường giám sát phát hiện sớm ca mắc, ngăn chặn lây lan. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ.

  1. Các giai đoạn của bệnh

         Bệnh đậu mùa khỉ được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày: Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm bệnh sang những người xung quanh
  • Giai đoạn khởi phát từ 1 đến 5 ngày: Người bệnh có dấu hiệu sốt, nổi hạch ngoại vi toàn thân, thường kèm theo đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ… Virus có thế lây lan sang người khác trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn toàn phát từ 1 đến 3 ngày sau sốt: Trên da người bên xuất hiện các ban, có thể gặp ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng mặt hoặc cơ quan sinh dục. Ban đẩu, chỉ xuất hiện các ban dát, sau đó tiến triển thành mụn có chứa dịch bên trong (mủ). Khi điều trị tốt, các nốt mụn này sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần và có thể để lại sẹo.
  • Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần sau đó tự khỏi. Sẹo trên da có thể để ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không còn nguy cơ lây nhiễm.
  1. II. Các thể của bệnh đậu mùa khỉ
  1. Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào
  2. Thể nhẹ: Các triệu chứng thường biến mất sau 2-4 tuần. Điều trị bằng cách:
  • Hạ sốt, giảm đau
  • Chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng…
  • Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn
  1. Thể nặng: Phải điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức theo các phác đồ điều trị

III. Khi có những triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần làm gì?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, người dân nên đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám kiểm tra, kịp thời để phát hiện bệnh và điều trị.

Đối với các bệnh nhân đậu mùa khỉ không nhập viện cần lưu ý:

  • Cách ly y tế tại nhà cho đến khi các tổn thương đã khỏi, vảy bong ra và một lớp da nguyên vẹn tươi mới đã hình thành.
  • Tránh tiếp xúc thân thể trực tiếp với người và động vật khác
  • Không dùng chung các vật dụng có khả năng bị nhiễm bẩn, chẳng hạn như các đồ vải, khăn tắm, quần áo, ly uống nước hoặc dụng cụ ăn uống, đồng thời phải làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng thường hay chạm vào
  • Đeo khẩu trang nếu cần tiếp xúc gần với những người khác trong nhà

Nguồn:

  1. Jezek Z, Grab B, Szczeniowski MV, et al: Human monkeypox: secondary attack rates. Bull World Health Organ 66(4):465-70, 1988. PMID: 2844429; PMCID: PMC2491159.
  2. VTV Now (Inforgraphic)