BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

01/11/2022 admin Bình luận đã tắt
  1. Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay thường gọi là Eczema, là một bệnh viêm da mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến các yêu tố như: Tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch trên da và các yếu tố môi trường bên ngoài. Khi mắc bệnh Người bệnh bị tổn thương da dai dẳng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm tự tin khi giao tiếp, gây trầm cảm, mất ngủ và giảm chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng thường gặp điển hình của viêm da cơ địa gồm:

  • Ngứa râm ran hay dữ dội tại vùng da bị viêm.
  • Da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch
  • Da dày sừng, nứt nẻ, gây đau, khó chịu

   

     2. Đối tượng dễ mắc phải viêm da cơ địa.

Như đã nhắc ở trên, viêm da cơ địa xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Với sự phát triển của sinh học phân tử các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này:

  • Người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm, dị ứng thời tiết.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa.
  • Người bị nhiễm tùng cấp tính gây ra suy giảm miễn dịch
  • Rối loạn nội tiết.
  • Căng thẳng thần kinh, stress.

     3. Điều trị viêm da cơ địa và những lưu ý trong quá trình trị bệnh.

Với tính chất là một bệnh mạn tính, việc chữa khỏi hoàn toàn dường như là không thể, nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát nó tùy theo mức độ nghiêm trọng. Biện pháp được áp dụng để điều trị chủ yếu là phòng ngừa và điều trị các cơn bùng phát cũng như biến chứng của bệnh, nhằm đưa da về trạng thái bình thường trong thời gian càng lâu càng tốt.

  • Giảm tính trạng ngứa do kích ứng bằng kem bôi tại chỗ, nếu tính trạng ngứa vẫn không được cải thiện nhiều cần dùng thuốc kháng histamin (H1) để chống lại yếu tố gây dị ứng.
  • Dưỡng ẩm, bảo vệ da: Khi bị viêm da cơ địa, da thường bị khô, tróc vảy… cần dưỡng ẩm cho da bằng vaselin hoặc các chế phẩm làm mềm da, giữ ẩm và dưỡng da.
  • Kháng viêm: Nếu da xuất hiện phản ứng viêm gây sưng đỏ, ngứa bạn cần dùng các thuốc chống viêm ở dạng kem bôi chứa Corticoid để cải thiện tình hình. Cần hạn chế bôi kháng viêm vì dễ gây ra tác dụng phụ, thay đổi màu da và có thể tăng khả năng nhiễm trùng.
  • Nếu gặp phải tình trạng nhiễm trùng da bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chỉ định loại kháng sinh phù hợp với thể trạng của bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

    4. Phòng ngừa viêm da cơ địa và phụ hồi da sau viêm bằng cách nào?

Khi đã kiểm soát được tình trạng viêm da cơ địa, bạn cần duy trì các biện pháp phòng ngừa tái phát, phục hồi, dưỡng da, làm liền các vết tổn thương hay các vùng da sau viêm bằng cách:

  • Tiếp tục sử dụng loại kem dưỡng da, làm mềm da phù hợp.
  • Tránh ăn thức ăn dễ gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn, nệm, thảm, rèm cửa, tránh khói thuốc lá và môi trường nhiều bụi, ô nhiễm.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt sau khi đổ nhiều mô hôi hay tiếp xúc với môi trường nắng nóng, khói bụi.
  • Tránh tiếp xúc các hóa chất trong thời gian dài.
  • Dùng thêm các loại hóa mỹ phẩm cho làn da nhạy cảm.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
  • Tránh tiếp xúc các hóa chất trong thời gian dài.
  • Không tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng, chống viêm, các chế phẩm kem bôi khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ và dược sĩ.

 

Tài liệu tham khảo:

1.     Diagnosis and Management of Atopic Dermatitis: A Review Maliyar, Khalad BA; Sibbald, Cathryn MD, BScPhm, ACPR, FRCPC; Pope, Elena MD, MSc, FRCPC; Gary Sibbald, R. DSc (Hons), MD, MEd, BSc, FRCPC (Med Derm), ABIM, FAAD, MAPWCA

2. Dermatol Ther (Heidelb).

3.     Healthcare Resource Utilization and Direct Cost of Patients with Atopic Dermatitis in Dubai, United Arab Emirates: A Retrospective Cohort Study.