Từ lâu, Atiso đã được nhiều người ưa chuộng bởi đặc tính giải nhiệt, mát gan và tốt cho giấc ngủ. Bên cạnh đó, Atiso còn đem lại vô vàn những lợi ích khác cho sức khỏe mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua. Hãy cùng HTP Pharma khám phá những điều tuyệt vời mà Atiso mang lại cho sức khỏe thông qua bài viết!
1. Tìm hiểu thông tin tổng quan về Atiso
1.1. Nguồn gốc
Atiso (tên khoa học là Cynara) có nguồn gốc lâu năm từ miền Nam châu Âu, được người Hy Lạp Cổ và người La Mã dùng lấy hoa để chế biến thành các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Giữa sau thế kỷ 16, nhờ các cuộc di dân, Atiso dần trở nên phổ biến và được trồng chủ yếu tại các nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ La Tinh cho đến ngày nay. Đầu thế kỷ 20, Atiso được người Pháp đưa giống cây này vào nước ta và trồng tập trung tại SaPa, Tam Đảo và nhiều nhất là Đà Lạt.
1.2. Đặc điểm
Atiso là loại cây thảo mộc sống lâu năm, thích hợp để phát triển tại các vùng có khí hậu ôn đới và á nhiệt đới. Cây Atiso trưởng thành có thân cây cao, cứng cáp, có thể phát triển đạt đến chiều cao từ 1,4 – 2m, lá to, dài, hình răng cưa, hoa màu đỏ tím, phần trên đầu phình to.
2. Khám phá 5 công dụng tuyệt vời của Atiso đối với sức khỏe
2.1. Giảm Cholesterol
Dựa trên một nghiên cứu quy mô lớn với hơn 700 người tham gia đã cho thấy, bổ sung lá Atiso trong 5 – 13 tuần có thể hỗ trợ làm giảm tổng lượng Cholesterol có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất Atiso có chứa lượng lớn Luteolin, chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành của Cholesterol có hại. Thêm vào đó, chiết xuất từ lá Atiso còn có khả năng hỗ trợ cơ thể xử lý Cholesterol xấu hữu hiệu.
2.2. Ngăn ngừa và điều trị ung thư
Nhờ sở hữu đa dạng các hoạt chất chống oxy hóa như Rutin, Quercetin, Silymarin và Axit gallic… nên Atiso có vai trò hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời, các dưỡng chất trong Atiso còn góp phần ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào gây ra các dạng ung thư gồm: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư bạch cầu.
2.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu vào năm 2020 đã kết luận, những người có thói quen sử dụng Atiso sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch thấp hơn so với người thông thường. Cùng với đó, Chuyên gia Dinh dưỡng Chatfield cũng cho rằng: “Atiso có thể cải thiện các yếu tố khác dẫn đến bệnh tim như: Tăng huyết áp, mức chất béo trung tính đe dọa đến sức khỏe của bạn”. Đó chính là lý do bạn nên bổ sung Atiso vào thực đơn ăn uống thường xuyên để góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
2.4. Cải thiện chức năng gan
Bên cạnh việc tốt cho tim mạch, Atiso còn góp phần bảo vệ và kích thích sự hình thành các mô mới của gan, tăng sản xuất mật và loại bỏ độc tố khỏi gan. Chuyên gia dinh dưỡng Azzaro cũng cho rằng: “Trong Atiso còn chứa một hợp chất có tên là Silymarin với khả năng giúp tăng lưu lượng mật trong gan. Từ đó, tạo cơ hội cho cơ thể dễ dàng chuyển hóa các hormone và đào thải chất độc trong quá trình bảo vệ gan”.
2.5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Nhắc đến thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì không thể thiếu Atiso. Nguyên nhân là do trong Atiso rất giàu Inulin – một loại chất xơ giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy và nguy cơ từ căn bệnh ung thư trực tràng.
3. Những công thức chế biến Atiso tốt cơ thể
3.1 Trà Atiso detox
Chuẩn bị nguyên liệu:
10gr Atiso sấy khô
2 lít nước sôi
Ấm trà
Cách thực hiện:
Cho Atiso sấy khô vào ấm, rót lượng nước sôi vừa đủ để tráng nhằm loại bỏ bụi bẩn còn sót lại, lặp lại 3 – 4 lần.
Rót nước sôi đầy ấm, hãm trong 3 – 5 phút là bạn có thể thưởng thức tách trà thơm ngon, giải nhiệt cơ thể.
3.2. Atiso hầm chân giò
Chuẩn bị nguyên liệu:
500 gram giò heo
100 gram Atiso
2 củ cà rốt
Gia vị
Hành lá, ngò rí
Sơ chế:
– Giò heo chặt khúc, ngâm với nước muối và rửa sạch nhiều lần đến khi sạch máu.
– Cắt hoa Atiso thành khúc vừa ăn, bỏ nhụy và rửa dưới vòi nước sạch.
– Tỉa cà rốt thành hình bắt mắt, cắt thành từng khúc vừa ăn.
Cách thực hiện:
– Ninh giò heo từ 15 – 20 phút cho nhừ, liên tục hớt bọt cho nước trong.
– Thả cà rốt đã cắt sẵn vào nồi, sau đó bỏ phần hoa Atiso vào và nấu đến khi cả 3 nguyên liệu được nấu chín.
– Tắt bếp và nêm nếm nước dùng cho vừa ăn.
3.3. Chè Atiso táo đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 – 3 bông Atiso tươi
1 bó lá dứa
1 bịch táo đỏ
Đường phèn
Cách thực hiện:
Đun sôi nước, cho hoa Atiso tươi đã làm sạch cùng lá nếp vào nồi. Khi nước sôi già, hạ nhỏ lửa, cho thêm táo đỏ vào và ninh thêm khoảng 10 phút để Atiso và táo đỏ tiết hết chất ngọt.
Vớt bỏ xác hoa Atiso, cho đường phèn vào nồi, nêm nếm độ ngọt cho phù hợp khẩu vị.
Bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
5. Những lưu ý cần “nằm lòng” khi sử dụng Atiso
Mặc dù, Atiso là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
5.1. Tránh sử dụng quá nhiều
Do tác động lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt cơ thể,… nên nếu bạn sử dụng lượng Atiso vượt ngưỡng mức cho phép sẽ dẫn đến nhiều hậu quả “khôn lường” như: gây chướng bụng, suy thận, hại gan hay gây chán ăn.
5.2. Lựa chọn thời điểm phù hợp
Trà Atiso giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, nhưng không có nghĩa bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Trà Atiso sẽ vô cùng thích hợp để bạn nhâm nhi và thưởng thức vào buổi sáng hoặc chiều, nên tránh sử dụng vào khoảng thời gian từ 7h tối trở đi nếu bạn không muốn giấc ngủ bị xáo trộn.
5.3. Bảo quản Atiso
Đối với hoa Atiso tươi, bạn có thể bảo quản cả bên ngoài hoặc trong tủ lạnh.
– Để bên ngoài: Sử dụng giấy báo quấn xung quanh Atiso, nhúng cành vào thùng chứa đầy nước, đặt tại những nơi thoáng mát, kéo dài thời gian bảo quản lên đến 5 ngày.
– Để trong ngăn mát tủ lạnh: Gói hoa Atiso bằng giấy báo, cất vào ngăn mát tủ lạnh để giữ độ tươi nguyên vẹn của Atiso.
Atiso là một thực phẩm rất dễ tìm kiếm trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn nhận ra các lợi ích quý giá mà Atiso đem lại cho sức khỏe và bổ sung vào thực phẩm này vào chế độ ăn thường xuyên.
5 LỢI ÍCH “VÀNG” CỦA ATISO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BẠN ĐÃ BIẾT?
Từ lâu, Atiso đã được nhiều người ưa chuộng bởi đặc tính giải nhiệt, mát gan và tốt cho giấc ngủ. Bên cạnh đó, Atiso còn đem lại vô vàn những lợi ích khác cho sức khỏe mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua. Hãy cùng HTP Pharma khám phá những điều tuyệt vời mà Atiso mang lại cho sức khỏe thông qua bài viết!
1. Tìm hiểu thông tin tổng quan về Atiso
1.1. Nguồn gốc
Atiso (tên khoa học là Cynara) có nguồn gốc lâu năm từ miền Nam châu Âu, được người Hy Lạp Cổ và người La Mã dùng lấy hoa để chế biến thành các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Giữa sau thế kỷ 16, nhờ các cuộc di dân, Atiso dần trở nên phổ biến và được trồng chủ yếu tại các nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ La Tinh cho đến ngày nay. Đầu thế kỷ 20, Atiso được người Pháp đưa giống cây này vào nước ta và trồng tập trung tại SaPa, Tam Đảo và nhiều nhất là Đà Lạt.
1.2. Đặc điểm
Atiso là loại cây thảo mộc sống lâu năm, thích hợp để phát triển tại các vùng có khí hậu ôn đới và á nhiệt đới. Cây Atiso trưởng thành có thân cây cao, cứng cáp, có thể phát triển đạt đến chiều cao từ 1,4 – 2m, lá to, dài, hình răng cưa, hoa màu đỏ tím, phần trên đầu phình to.
2. Khám phá 5 công dụng tuyệt vời của Atiso đối với sức khỏe
2.1. Giảm Cholesterol
Dựa trên một nghiên cứu quy mô lớn với hơn 700 người tham gia đã cho thấy, bổ sung lá Atiso trong 5 – 13 tuần có thể hỗ trợ làm giảm tổng lượng Cholesterol có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất Atiso có chứa lượng lớn Luteolin, chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành của Cholesterol có hại. Thêm vào đó, chiết xuất từ lá Atiso còn có khả năng hỗ trợ cơ thể xử lý Cholesterol xấu hữu hiệu.
2.2. Ngăn ngừa và điều trị ung thư
Nhờ sở hữu đa dạng các hoạt chất chống oxy hóa như Rutin, Quercetin, Silymarin và Axit gallic… nên Atiso có vai trò hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời, các dưỡng chất trong Atiso còn góp phần ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào gây ra các dạng ung thư gồm: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư bạch cầu.
2.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu vào năm 2020 đã kết luận, những người có thói quen sử dụng Atiso sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch thấp hơn so với người thông thường. Cùng với đó, Chuyên gia Dinh dưỡng Chatfield cũng cho rằng: “Atiso có thể cải thiện các yếu tố khác dẫn đến bệnh tim như: Tăng huyết áp, mức chất béo trung tính đe dọa đến sức khỏe của bạn”. Đó chính là lý do bạn nên bổ sung Atiso vào thực đơn ăn uống thường xuyên để góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
2.4. Cải thiện chức năng gan
Bên cạnh việc tốt cho tim mạch, Atiso còn góp phần bảo vệ và kích thích sự hình thành các mô mới của gan, tăng sản xuất mật và loại bỏ độc tố khỏi gan. Chuyên gia dinh dưỡng Azzaro cũng cho rằng: “Trong Atiso còn chứa một hợp chất có tên là Silymarin với khả năng giúp tăng lưu lượng mật trong gan. Từ đó, tạo cơ hội cho cơ thể dễ dàng chuyển hóa các hormone và đào thải chất độc trong quá trình bảo vệ gan”.
2.5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Nhắc đến thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì không thể thiếu Atiso. Nguyên nhân là do trong Atiso rất giàu Inulin – một loại chất xơ giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy và nguy cơ từ căn bệnh ung thư trực tràng.
3. Những công thức chế biến Atiso tốt cơ thể
3.1 Trà Atiso detox
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cách thực hiện:
3.2. Atiso hầm chân giò
Chuẩn bị nguyên liệu:
Sơ chế:
– Giò heo chặt khúc, ngâm với nước muối và rửa sạch nhiều lần đến khi sạch máu.
– Cắt hoa Atiso thành khúc vừa ăn, bỏ nhụy và rửa dưới vòi nước sạch.
– Tỉa cà rốt thành hình bắt mắt, cắt thành từng khúc vừa ăn.
Cách thực hiện:
– Ninh giò heo từ 15 – 20 phút cho nhừ, liên tục hớt bọt cho nước trong.
– Thả cà rốt đã cắt sẵn vào nồi, sau đó bỏ phần hoa Atiso vào và nấu đến khi cả 3 nguyên liệu được nấu chín.
– Tắt bếp và nêm nếm nước dùng cho vừa ăn.
3.3. Chè Atiso táo đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cách thực hiện:
5. Những lưu ý cần “nằm lòng” khi sử dụng Atiso
Mặc dù, Atiso là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
5.1. Tránh sử dụng quá nhiều
Do tác động lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt cơ thể,… nên nếu bạn sử dụng lượng Atiso vượt ngưỡng mức cho phép sẽ dẫn đến nhiều hậu quả “khôn lường” như: gây chướng bụng, suy thận, hại gan hay gây chán ăn.
5.2. Lựa chọn thời điểm phù hợp
Trà Atiso giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, nhưng không có nghĩa bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Trà Atiso sẽ vô cùng thích hợp để bạn nhâm nhi và thưởng thức vào buổi sáng hoặc chiều, nên tránh sử dụng vào khoảng thời gian từ 7h tối trở đi nếu bạn không muốn giấc ngủ bị xáo trộn.
5.3. Bảo quản Atiso
Đối với hoa Atiso tươi, bạn có thể bảo quản cả bên ngoài hoặc trong tủ lạnh.
– Để bên ngoài: Sử dụng giấy báo quấn xung quanh Atiso, nhúng cành vào thùng chứa đầy nước, đặt tại những nơi thoáng mát, kéo dài thời gian bảo quản lên đến 5 ngày.
– Để trong ngăn mát tủ lạnh: Gói hoa Atiso bằng giấy báo, cất vào ngăn mát tủ lạnh để giữ độ tươi nguyên vẹn của Atiso.
Atiso là một thực phẩm rất dễ tìm kiếm trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn nhận ra các lợi ích quý giá mà Atiso đem lại cho sức khỏe và bổ sung vào thực phẩm này vào chế độ ăn thường xuyên.
Chuyên mục
Tin mới nhất
Nguyên nhân và cách làm chậm lão hóa da hiệu quả
15/11/2024Công dụng tuyệt vời của mặt nạ trà xanh
05/11/2024Sắc Hoa Rực Rỡ – Kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 đầy cảm xúc
20/10/2024Nám da là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
15/10/2024Khóa ẩm là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về cách giữ ẩm cho da
05/10/2024